Có gì mới?

Văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn

X

Xoanvpccnh165

Việc phân chia tài sản khi ly hôn luôn là vấn đề được quan tâm. Trong trường hợp nếu không yêu cầu Tòa án chia tài sản, vợ chồng có thể tự thỏa thuận việc phân chia tài sản chung khi ly hôn bằng đơn thỏa thuận phân chia tài sản. Vậy văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn có cần công chứng? Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Trước khi kết hôn có nên công chứng xác nhận tài sản riêng?

1. Thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản nào quy định về khái niệm thỏa thuận tài sản sau ly hôn là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu có 03 hình thức thỏa thuận chia tài sản gồm:

- Thoả thuận tài sản theo hình thức thuận tình ly hôn;

- Thoả thuận tài sản theo hình đơn phương ly hôn;

- Thoả thuận tài sản theo bản án, quyết định của Toà án.

Lưu ý: Việc thoả thuận này bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, tài sản đã chia theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản. Nếu vợ chồng có yêu cầu thì văn bản thỏa thuận tài sản chung có thể được công chứng theo quy định.

2.png

2. Văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn là gì?

2.1 Khái niệm


Mặc dù pháp luật chưa có quy định cụ thể về văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn là gì, tuy nhiên văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn thường được hiểu là văn bản thỏa thuận được lập ra bởi hai vợ chồng sau khi ly hôn, nhằm phân chia tài sản chung một cách công bằng và rõ ràng.

Văn bản này cần có sự đồng thuận của cả hai bên và thường được soạn thảo dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính hợp pháp và chính xác.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp - Hỗ trợ tại nhà!

2.2 Nội dung

Nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn thường bao gồm:

- Thông tin cá nhân của hai bên

- Lý do phân chia tài sản

- Tài sản chung: Liệt kê chi tiết toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng, bao gồm bất động sản, xe cộ, tài sản tài chính (tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu), đồ dùng gia đình, và các tài sản khác.

- Cách thức phân chia tài sản: Mô tả cụ thể cách phân chia từng loại tài sản. Ví dụ, ai sẽ nhận ngôi nhà, ai sẽ giữ xe, cách chia tiền mặt và các tài sản tài chính khác.

- Thỏa thuận về con cái: Nếu hai vợ chồng có con chung, văn bản cũng nên bao gồm thỏa thuận về quyền nuôi dưỡng, thăm nom, cấp dưỡng và các vấn đề liên quan đến con cái.

- Trách nhiệm và nghĩa vụ: Xác định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi chia tài sản, bao gồm việc trả nợ chung nếu có.

- Điều khoản về việc sửa đổi, bổ sung: Nêu rõ điều kiện và thủ tục nếu có bất kỳ sửa đổi hay bổ sung nào đối với văn bản thỏa thuận này trong tương lai.

- Cam kết của hai bên: Cả hai bên cam kết tuân thủ những gì đã thỏa thuận và không có bất kỳ tranh chấp nào về tài sản sau khi đã ký kết văn bản này.

- Chữ ký của hai bên: Văn bản phải được ký bởi cả hai bên và có thể cần chứng nhận của công chứng viên để đảm bảo tính hợp pháp.

2.3 Lợi ích của văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn

- Rõ ràng và minh bạch: Giúp hai bên rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mình, tránh tranh chấp về sau.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tránh việc phải ra tòa để giải quyết tranh chấp về tài sản.

- Bảo vệ quyền lợi: Đảm bảo quyền lợi của cả hai bên được bảo vệ một cách hợp pháp.

3. Quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung trừ trường hợp:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, con chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

- Nhằm trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ:
  • Nuôi dưỡng, cấp dưỡng
  • Bồi thường thiệt hại
  • Thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản
  • Trả nợ
  • Nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
4. Văn bản thỏa thuận tài sản chung có phải công chứng không?

Sau khi lập văn bản thỏa thuận tài sản chung, 02 bên nên thực hiện công chứng nhằm đảm bảo quyền lợi sau này. Việc công chứng, chứng thực thỏa thuận phân chia tài sản sau ly hôn của hai vợ chồng nên được thực hiện vào thời điểm thỏa thuận.

1.png

* Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…)

- Giấy tờ chứng minh tài sản chung vợ chồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, đăng ký xe…)

- Giấy đăng ký kết hôn

- Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu có)

* Quy trình, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và mang hồ sơ ra tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng/Văn phòng công chứng)

Lưu ý: Các bên tham gia giao dịch phải ra trực tiếp Phòng công chứng/Văn phòng công chứng để công chứng, chứng thực văn bản.

Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ hoặc công chứng viên sẽ trực tiếp kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, kiểm tra năng lực hành vi dân sự (minh mẫn trong nhận thức, làm chủ được hành vi) và tính tự nguyện của giao dịch.

Nếu chưa đầy đủ hồ sơ hay phát hiện các bên giao dịch thiếu năng lực dân sự, thiếu minh mẫn trong nhận thức hoặc bị ép buộc giao dịch thì việc công chứng sẽ không được thực hiện.

Nếu đầy đủ hồ sơ và hành vi năng lực dân sự thì chuyển qua bước 03.

Bước 3: Các bên ký trước mặt người thực hiện công chứng viên. Trường hợp người một trong hai bên không biết viết, không ký được thì phải điểm chỉ.

Bước 4: Công chứng viên thực hiện ký, đóng dấu công chứng văn bản thỏa thuận tài sản chung.

Bước 5: Nộp phí công chứng và nhận lại hợp đồng.

5. Không làm văn bản phân chia tài sản khi ly hôn thì Tòa án sẽ chia như thế nào?

(1) Tài sản chung vợ chồng được chia đôi

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu không có tranh chấp và không có thỏa thuận phân chia tài sản, tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi khi ly hôn. Tuy nhiên, tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng vẫn tính đến các yếu tố:

- Hoàn cảnh 02 bên.

- Công sức đóng góp của 02 vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

- Quyền lợi chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập.

- Lỗi của các bên.

(2) Tài sản được chia theo hiện vật

Theo quy định, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ chia theo giá trị. Trường hợp một bên nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn bên còn lại thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

(3) Tài sản riêng của ai vẫn là của người đó

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

- Tài sản có trước thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng.

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng hoặc các tài sản khác được pháp luật quy định là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng.

- Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng.

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, khi ly hôn, trừ trường hợp tài sản riêng sát nhập thành tài sản chung hoặc có thỏa thuận khác thì tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó sẽ vẫn được coi là tài sản riêng.

>>> Xem thêm: Thuế, phí dịch vụ sang tên sổ đỏ: Mức nộp, hạn nộp và cách nộp

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:



MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Bên trên