X
Xoanvpccnh165
Đất BHK là gì? Là vấn đề được nhiều người sử dụng đất quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến loại đất này.
>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng gần nhất – Hỗ trợ tận nơi, tiết kiệm thời gian
1. Đất BHK là gì? Mục đích sử dụng của đất BHK
Tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định các loại đất được phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất gồm 03 nhóm lớn:
- Đất nông nghiệp;
- Đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng.
Trong đó, nhóm đất sản xuất nông nghiệp thuộc đất nông nghiệp gồm (căn cứ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT):
- Đất chuyên trồng lúa nước (LUC);
- Đất trồng lúa nước còn lại (LUK);
- Đất trồng lúa nương (LUN);
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC);
- Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK);
- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK)…
Như vậy, có thể thấy BHK là ký hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác, đây là một loại đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, cùng là loại đất trồng cây hàng năm, nhưng pháp luật đất đai phân biệt đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) với đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) ở yếu tố địa hình, vị trí của thửa đất.
Cụ thể, đất bằng trồng cây hàng năm khác có thể được hiểu là loại đất ở khu vực đồng bằng được sử dụng với mục đích trồng các loại cây hàng năm (cây trồng có thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch trong năm như: Cây họ đậu, cây cà chua, cây ngô, cây khoai, các loại rau (rau bắp cải, su hào, rau cải, rau muống, mướp…).
Đất bằng trồng cây hàng năm khác cũng là loại đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai 2024. Theo đó, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích đã được Nhà nước công nhận và theo quy định pháp luật.
2. Hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất BHK
Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
- Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Theo quy định tại Điều 171 và Điều 172 Luật Đất đai 2024, thời hạn sử dụng đất BHK gồm 2 loại:
- Đất sử dụng ổn định lâu dài (không giới hạn thời gian);
- Đất có thời hạn sử dụng.
>>> Xem thêm: Cập nhật thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu: Điều kiện, lệ phí và các vấn đề cần lưu ý
3. Hết thời hạn sử dụng, gia hạn đất BHK thế nào?
Ở phần trên đã giải thích rõ đất BHK là gì, theo đó, Đất BHK thuộc nhóm đất nông nghiệp, do đó căn cứ khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên loại đất này được quyền gia hạn để tiếp tục sử dụng đất với thời hạn 50 năm.
Người sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện theo trình tự, thủ tục tại Điều 65 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất nộp văn bản đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận đã cấp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Trường hợp người sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
2. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận nếu người sử dụng đất có nhu cầu; cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người sử dụng đất.
3. Thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 07 ngày làm việc.”
4. Đất BHK có chuyển đổi lên đất ở được không?
Bên cạnh việc hiểu rõ đất BHK là gì, vấn đề về chuyển đổi đất BHK lên đất ở cũng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm.
Theo đó, để được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất BHK thành đất ở thì thửa đất, người sử dụng đất phải thỏa mãn quy định tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 như sau:
"Điều 116. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
...
5. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Như vậy, theo quy này thì người sử dụng đất muốn được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thành đất ở thì phải thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
- Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất có trong đơn phải phù hợp với hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Người sử dụng đất phải có đơn đề nghị/xin chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó điền đầy đủ thông tin tại các mục có trong đơn như diện tích, vị trí thửa đất có nhu cầu chuyển mục đích…;
>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con và một số vướng mắc thường gặp
Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Đất BHK là gì? Đất BHK có chuyển lên đất ở được không? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng gần nhất – Hỗ trợ tận nơi, tiết kiệm thời gian
1. Đất BHK là gì? Mục đích sử dụng của đất BHK
Tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định các loại đất được phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất gồm 03 nhóm lớn:
- Đất nông nghiệp;
- Đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng.
Trong đó, nhóm đất sản xuất nông nghiệp thuộc đất nông nghiệp gồm (căn cứ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT):
- Đất chuyên trồng lúa nước (LUC);
- Đất trồng lúa nước còn lại (LUK);
- Đất trồng lúa nương (LUN);
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC);
- Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK);
- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK)…
Như vậy, có thể thấy BHK là ký hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác, đây là một loại đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, cùng là loại đất trồng cây hàng năm, nhưng pháp luật đất đai phân biệt đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) với đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) ở yếu tố địa hình, vị trí của thửa đất.
Cụ thể, đất bằng trồng cây hàng năm khác có thể được hiểu là loại đất ở khu vực đồng bằng được sử dụng với mục đích trồng các loại cây hàng năm (cây trồng có thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch trong năm như: Cây họ đậu, cây cà chua, cây ngô, cây khoai, các loại rau (rau bắp cải, su hào, rau cải, rau muống, mướp…).
Đất bằng trồng cây hàng năm khác cũng là loại đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai 2024. Theo đó, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích đã được Nhà nước công nhận và theo quy định pháp luật.
2. Hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất BHK
Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
- Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Theo quy định tại Điều 171 và Điều 172 Luật Đất đai 2024, thời hạn sử dụng đất BHK gồm 2 loại:
- Đất sử dụng ổn định lâu dài (không giới hạn thời gian);
- Đất có thời hạn sử dụng.
>>> Xem thêm: Cập nhật thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu: Điều kiện, lệ phí và các vấn đề cần lưu ý
3. Hết thời hạn sử dụng, gia hạn đất BHK thế nào?
Ở phần trên đã giải thích rõ đất BHK là gì, theo đó, Đất BHK thuộc nhóm đất nông nghiệp, do đó căn cứ khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên loại đất này được quyền gia hạn để tiếp tục sử dụng đất với thời hạn 50 năm.
Người sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện theo trình tự, thủ tục tại Điều 65 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất nộp văn bản đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận đã cấp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Trường hợp người sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
2. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận nếu người sử dụng đất có nhu cầu; cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người sử dụng đất.
3. Thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 07 ngày làm việc.”
4. Đất BHK có chuyển đổi lên đất ở được không?
Bên cạnh việc hiểu rõ đất BHK là gì, vấn đề về chuyển đổi đất BHK lên đất ở cũng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm.
Theo đó, để được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất BHK thành đất ở thì thửa đất, người sử dụng đất phải thỏa mãn quy định tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 như sau:
"Điều 116. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
...
5. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Như vậy, theo quy này thì người sử dụng đất muốn được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thành đất ở thì phải thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
- Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất có trong đơn phải phù hợp với hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Người sử dụng đất phải có đơn đề nghị/xin chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó điền đầy đủ thông tin tại các mục có trong đơn như diện tích, vị trí thửa đất có nhu cầu chuyển mục đích…;
>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con và một số vướng mắc thường gặp
Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Đất BHK là gì? Đất BHK có chuyển lên đất ở được không? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: ccnguyenhue165@gmail.com