Có gì mới?

Phủ Lý Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

X

Xoanvpccnh165

Việc mua bán nhà đất chỉ thông qua giấy viết tay là không đảm bảo tính pháp lý, có thể dẫn đến những rủi ro, tranh chấp về sau. Vậy quy trình mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào?

>>> Xem thêm: Thời gian thực hiện thủ tục tách sổ đỏ năm 2024 phải chờ trong bao lâu?

Thủ tục mua bán, chuyển nhượng nhà đất là một trong những giao dịch thường xuyên diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nhà đất có giá trị lớn tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều người dân chưa nắm bắt được quy trình khi thực hiện thủ tục mua bán, chuyển nhượng nhà đất để đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro pháp lý. Thực tế có rất nhiều những tranh chấp phát sinh sau khi các bên mua bán qua giấy viết tay. Vậy để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro trong việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì cần thực hiện các bước như sau:

Trước hết người mua nên kiểm tra, xác minh nhà đất dự kiến mua bán, chuyển nhượng, cần tìm kiểu kỹ thông tin về nhà đất để đảm bảo nhà đất đủ điều kiện được mua bán, chuyển nhượng theo quy định pháp luật. ví dụ: đối chiếu thông tin bên bán, thông tin nhà đất trên thực tế và thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản mua bán, chuyển nhượng là tài sản chung hay tài sản riêng, nếu là tài sản chung thì những người đồng sử dụng, sở hữu có đồng ý bán không, nhà đất có đang có giao dịch nào bị hạn chế chuyển nhượng hay không? nhà đất có đang bị thế chấp hay không? có tranh chấp hay không, có nằm trong diện quy hoạch hay không,….

Để tìm hiểu những thông tin trên thì người dân có thể nhờ tra cứu trên cơ sở dữ liệu của vpcc, cơ quan quản lý địa chính, ngân hàng, hàng xóm,….

Sau khi tìm hiểu các thông tin nhà đất đảm bảo an toàn pháp lý và các bên thống nhất việc mua bán thì thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Đặt cọc mua bán nhà đất


Thực ra, bước này các bên có thể thực hiện hoặc không, nhưng trường hợp các bên đã thống nhất mua bán,chuyển nhượng nhà đất nhưng chưa ký hợp đồng chuyển nhượng luôn thì tiến hành ký hợp đồng đặt cọc để đảm bảo việc sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng với các nội dung và hai bên đã thống nhất. Khi các bên ký hợp đồng đặt cọc có thể nhờ bên thứ 3 làm chứng hoặc ký hợp đồng đặt cọc có công chứng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cao nhất làm cơ sở thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng.


Bước 2: công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng

Thường thì khi các bên ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng là đồng thời bên mua thanh toán toàn bộ giá trị mua bán, chuyển nhượng và bên bán bàn giao toàn giao toàn bộ giấy tờ pháp lý, nhà đất cho bên mua. đơn vị công chứng sẽ lập và các bên ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng có công chứng và nhận bản gốc hợp đồng này để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai.

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hoàn thành bước 2, người mua sẽ kê khai hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai (sang tên) cho người mua đứng tên tài sản tại phòng địa chính nơi quản lý nhà đất giao dịch theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ thuế và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

PV: Vâng, vậy sau khi ký kết hợp đồng mua bán thì quy trình sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện ra sao? Luật sư có thể nói rõ hơn để quý vị thính giả được biết.

>>> Xem thêm: Được và mất khi đầu tư vào chung cư quận Bắc Từ Liêm

Căn cứ khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động (hay còn gọi là sang tên sổ đỏ). Theo đó, người dân có thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ


Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

- Bộ tờ khai thuế gồm: tờ khai lệ phí trước bạ, tờ fkhai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tờ khai thuế thu nhập cá nhân


Trường hợp thuộc diện miễn thuế thu nhập cá nhân thì phải có các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định.

- Bản gốc Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Bản sao CCCD của các bên, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa bên bán với nhau, bên mua với nhau liên quan đến nhà đất (ví dụ: nếu bên mua/bên bán là vợ chồng phải có đăng ký kết hôn, nếu độc thân phải có xác nhận tình trạng hôn nhân, là cha/mẹ con thì phả có đăng ký khai sinh,….). Tùy từng trường hợp cụ thể để có tài liệu cụ thể.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai cho Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có đất) để được giải quyết đăng ký biến động theo thẩm quyền.

Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định cho người sử dụng đất.

>>> Xem thêm: văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật ở quận Đống Đa không?

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề : Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email:
ccnguyenhue165@gmail.com
 

Bên trên