Có gì mới?

Hà Nội Hướng dẫn điều trị chân tay miệng tại nhà dấu hiệu nặng cần đi khám

ovixbaby

ovixbaby

1. NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG TAY CHÂN MIỆNG
Trẻ có thể có các triệu chứng sau:


Trẻ bị chân tay miệng thưởng nổi nốt đỏ ở những vị trí đặc biệt chân, tay, miệng

- Sốt, ăn uống kém hơn, đau họng, mệt mỏi, quấy khóc nhiều
- Loét miệng thường bắt đầu như đốm đỏ phẳng, làm trẻ chảy dãi nhiều hoặc khó ăn uống. Vị trí quanh môi, lưỡi hoặc họng.
- Phát ban các đốm đỏ phẳng hoặc các phỏng nước nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi đầu gối, khuỷu tay, mông và / hoặc khu vực sinh dục.
- Những triệu chứng này thường xuất hiện trong các giai đoạn, không phải tất cả cùng một lúc. Không phải ai cũng sẽ có tất cả các triệu chứng này. Cần đi khám BS để chẩn đoán xác định.

2. NHẬN BIẾT TRẺ NẶNG




Nguy cơ bệnh nặng ĐI KHÁM BỆNH TẠI BV
- Sốt hơn 2 ngày.
- Sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ.
- Buồn nôn và nôn.
- Quấy khóc nhiều vô cớ.

Bệnh đã nặng CẦN ĐI VIỆN GẤP:
- Giật mình chới với: lúc thiu thiu ngủ, giật nẩy tay chân người, mắt nhìn lên tí sau nằm lại.
- Không đi vững, tay chân yếu, đi lại loạng choạng, người run - rùng mình ngay cả lúc thức.
- Nôn tất cả mọi thứ.

Rất nặng ĐI CẤP CỨU KHẨN CẤP
Khó thở, da nổi vân tím, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.

3.ĐIỀU TRỊ
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh TCM. Điều quan trọng là cho trẻ uống đủ chất lỏng để ngăn ngừa mất nước

CHĂM SÓC điều trị chân tay miệng TRẺ TẠI NHÀ VỚI TRẺ NHẸ

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus, hiếm khi gây biến chứng nặng hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus và không được dùng đầu tay cho trẻ em mắc bệnh TCM.



- Nổi mụn nước nhiều quá:
- Thường trẻ nổi ngày càng nhiều làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít.
-Không cần bôi thuốc xanh.
-Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô, không được chọc thủng hoặc nặn ép.
Quấy khóc, khó chịu, khó ngủ
-Đau họng do vết loét:Nếu bé đau hoặc quá khó chịu, dùng paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của Bs, Ds.
-Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm.
Không chịu ăn do miệng đau
-Ăn mềm, ngọt, mát dễ nuốt
-Uống đồ uống lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước đá, có thể ăn kem, ngậm đá bào để giảm đau ở trẻ lớn trước khi ăn.
- Không ăn nóng, cay, chua, mặn
Súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn hoặc nhiều lần trong ngày khi có thể giúp giảm đau và viêm loét miệng.

Xịt Delicaderma : trực tiếp vào vùng bị ngày 4-5 lần, đủ ướt vùng bị. Xịt phủ bề mặt da ngày 2-3 lần: giúp ngừa virus ở mụn cũ ra vùng da xung quanh (virus bị tiêu diệt khi tiếp xúc xịt Delicaderma vì thành phần có nano bạc), giúp hạn chế hình thành mụn mới và làm vùng da tổn thương.


Xịt Delicaderma vào vùng da có mụn và miệng giúp lành viêm và giảm mụn mới

- Nếu trẻ không bị sốt nhưng nổi mẩn da (đốm đỏ nhỏ hoặc đốm tím hoặc vết bầm không giải thích được), căng da không mất, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng não mô cầu cần khám ngay.

BỊ RỒI CÓ BỊ LẠI KHÔNG?

Có! Bệnh được gây ra bởi một nhiều virus khác nhau, nên có thể mắc bệnh nhiều lần. Các loại virus thông thường là Coxaki A16 và A6, EV71(hiếm gặp nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng viêm não hoặc tử vong)

CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM?

- Người mắc TCM dễ lây nhất trong tuần đầu tiên, và kéo dài nhiều tuần khi đã hết triệu chứng, một số người đặc biệt là người lớn có thể lây nhiễm virus mà không có triệu chứng.
- Virus có trong dịch tiết mũi họng, phân, phỏng nước trên da, bệnh có thể lây khi:
- Hít phải giọt bắn trong không khí có virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
-Tiếp xúc với người bệnh: ôm, hôn, dùng chung cốc, dụng cụ ăn uống.
- Tiếp xúc phân của trẻ bệnh khi thay tã hoặc đi vệ sinh sau đó chạm vào mắt mũi miệng.
- Chạm vào bề mặt có virus: tay nắm cửa, đồ chơi…sau đó chạm vào mắt mũi miệng.

4.PHÒNG BỆNH

- Không có vắc-xin phòng bệnh, tiêm chủng đầy đủ các loại khác để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhất.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ít nhất 20s hoặc bằng dung dịch rửa tay khô đặc biệt sau khi chăm sóc trẻ bệnh ( thay tã, giúp vệ sinh…)
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay.
-Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không sạch.
- Tránh tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung dụng cụ và đồ ăn với trẻ bệnh.
- Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa, đặc biệt nếu có người bị bệnh.
-Trẻ có thể đi học lại nếu hết triệu chứng gây khó chịu tuy nhiên nên tránh tiếp xúc trực tiếp, dùng dụng cụ ăn chung hoặc dùng chung đồ với bạn bè. Trẻ cũng cần vệ sinh tay sạch, tránh tiếp xúc dịch mắt, mũi miệng…gây phát tán virus.
 

Bên trên