Có gì mới?

HCM Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế?

xaydungsongnam

xaydungsongnam

Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

KAHLO

KAHLO

Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

Cách đưa yêu cầu

Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

Cách đặt câu hỏi

Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

– Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

– Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

– Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

Cách kiến trúc sư làm việc

Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

Liên hệ công ty kiến trúc:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
Hotline: 0769 861 168
Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
banner.png
 
xaydungsongnam

xaydungsongnam

Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.

Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

Công việc của người làm nghề kiến trúc sư là gì?


Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.

Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.

Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?

  • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
  • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
  • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
  • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
  • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
  • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn
Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà ?


Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau

1. Phần kiến trúc

Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.

Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất

2. Phần hồ sơ kết cấu

Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:

– Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
– Mặt bằng móng, chi tiết móng
– Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
– Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
– Mặt bằng kết cấu sàn tầng
– Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
– Thống kê cốt thép

3. Phần điện nước

– Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
– Hồ sơ thiết kế ổ cắm
– Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
– Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
– Thống kê vật tư
– Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
– Thống kê vật tư
 
xaydungsongnam

xaydungsongnam

Kiến trúc sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,… trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng SONG NAM tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,…).

Công việc của người làm nghề kiến trúc sư là gì?


Theo đó, công việc của kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau:
Thiết kế quy hoạch

– Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường sá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,…
– Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng.
– Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,…
– Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,…
– Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp.

Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình

– Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan.
– Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không.

Thiết kế nội thất

– Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất.
– Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,… sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt.

Thiết kế cảnh quan

– Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt.
– Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,…
– Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên.

Ngoài ra:

  • Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường.
  • Trực tiếp ra hiện trường để tư vấn giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công.
  • Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng, đề xuất hướng xử lý sự cố (nếu có)
 
xaydungsongnam

xaydungsongnam

Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

NHÀ MÁY SẤY VÀ XAY LÚA LƯƠNG THỰC 2


Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Thiết kế nhà xưởng NHÀ MÁY WOODPELLET


Giới thiệu tổng quan về nhà xưởng cơ khí

– Phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất

  • Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí phải gia công ở phân xưởng cơ khí.
  • Khối lượng lao động của phân xưởng cơ khí chiếm khoảng 40 – 60% của nhà máy cơ khí.
  • Phân xưởng cơ khí chiếm số lượng máy nhiều nhất, máy phức tạp và đắt tiền, máy có nhiều cơ cấu, kiểu, loại khác nhau, vốn mua máy lớn.
  • Phân xưởng cơ khí được tổ chức theo kết cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí
– Cấu trúc của phân xưởng cơ khí:

  • Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công…
  • Bộ phận phụ; gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm…
  • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt …
Những tài liệu cần có để thiết kế nhà xưởng cơ khí

– Mặt hàng (kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo).
– Sản lượng của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm .
– Số lượng chi tiết, các loại có trong kết cấu một sản phẩm và toàn bộ sản lượng.
– Sản phẩm phụ các loại (sản lượng, trọng lượng
– Bản vẽ lắp chung sản phẩm, cụm, bộ phận.
– Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết (ghi đầy đủ kích thước và điều kiện kỹ thuật).
– Bản kê khai các loại bán thành phẩm và chi tiết chuẩn mua ngoài.
– Các văn bản xác nhận về hợp tác, liên kết sản xuất(cung ứng phôi liệu, năng lượng.v.v.).

Các bước thiết kế nhà xưởng cơ khí

– Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
– Xác định tổng khối lượng lao động.
– Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất.
– Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sửa chữa …
– Xác định nhu cầu về lao động.
– Xác định nhu cầu về diện tích.
– Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí.
– Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển
– Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất

Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí

– Giải pháp công nghệ gia công chi tiết phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sản xuất thực tế
– Hai phương án về giải pháp công nghệ: Tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.
– Tập trung nguyên công: bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công.
– Phân tán nguyên công: bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công
– Hiện nay: Tập trung nguyên công trên các máy, trung tâm gia công, tế bào gia công điều khiển CNC.

Bố trí mặt bằng phân xưởng

– Ba yếu tố đặc trưng:

  • Kỹ thuật
  • Thời gian
  • Không gian
– Các dạng cấu trúc không gian:

  • Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành hàng máy nối tiếp nhau hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song.
  • Bố trí máy theo kiểu loại máy tạo thành các khu vực, bộ phận sản xuất.
  • Bố trí máy thành nhóm, cụm linh hoạt.
Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào.

Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý cũng như lựa chọn đơn vị thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất.
 

Bên trên