X
Xoanvpccnh165
Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng khi có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp phổ biến nhất, bởi lẽ theo quy định có nhiều trường hợp khác mà nhà đất được coi là tài sản chung của vợ chồng.
>>> Xem thêm: Từ A đến Z về văn phòng công chứng: bạn cần biết gì?
1. Các trường hợp nhà đất là tài sản chung
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Căn cứ vào quy định trên và hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, những trường hợp sau đây nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:
* Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức như:
- Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
* Nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng (hay nói cách khác, tiền mua nhà là tài sản chung).
- Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.
- Nhà ở là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
Lưu ý:
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà, đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà, đất đó được coi là tài sản chung.
- Nhà đất được nhận chuyển nhượng (đối với đất) hoặc được mua (đối với nhà) bằng lương của vợ hoặc lương của chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung (dù nhà, đất chỉ được mua bằng tiền lương của chồng hoặc lương của vợ).
>>> Xem thêm: Cách thức kê khai thuế khi làm dịch vụ sang tên sổ đỏ mới nhất?
2. Thông tin trên Sổ đỏ khi nhà đất là tài sản chung
Khoản 2 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:
“2. Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”.
Theo đó, đối với trường hợp cá nhân trong nước thì Giấy chứng nhận tên của cả vợ và chồng được ghi như sau: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán chung cư bao nhiêu tiền? Cập nhật mới nhất?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Khi nào nhà đất là tài sản chung của vợ chồng? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Từ A đến Z về văn phòng công chứng: bạn cần biết gì?
1. Các trường hợp nhà đất là tài sản chung
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Căn cứ vào quy định trên và hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, những trường hợp sau đây nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:
* Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức như:
- Đất được Nhà nước giao: Giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất phải nộp khi được Nhà nước giao là tài sản chung.
- Được Nhà nước cho thuê đất: Tiền thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả một lần cho cả thời gian thuê là tài sản chung thì quyền sử dụng đất mới là tài sản chung.
- Đất nhận chuyển nhượng (tiền trả cho bên chuyển nhượng là tài sản chung).
- Đất được thừa kế chung, tặng cho chung.
- Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
* Nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng (hay nói cách khác, tiền mua nhà là tài sản chung).
- Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.
- Nhà ở là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Lưu ý:
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà, đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà, đất đó được coi là tài sản chung.
- Nhà đất được nhận chuyển nhượng (đối với đất) hoặc được mua (đối với nhà) bằng lương của vợ hoặc lương của chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung (dù nhà, đất chỉ được mua bằng tiền lương của chồng hoặc lương của vợ).
>>> Xem thêm: Cách thức kê khai thuế khi làm dịch vụ sang tên sổ đỏ mới nhất?
2. Thông tin trên Sổ đỏ khi nhà đất là tài sản chung
Khoản 2 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:
“2. Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”.
Theo đó, đối với trường hợp cá nhân trong nước thì Giấy chứng nhận tên của cả vợ và chồng được ghi như sau: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán chung cư bao nhiêu tiền? Cập nhật mới nhất?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Khi nào nhà đất là tài sản chung của vợ chồng? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Last edited: