X
Xoanvpccnh165
Đất rừng đặc dụng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, tuy nhiên lại không có nhiều người hiểu rõ về loại đất này cũng như vấn đề pháp lý liên quan. Vậy, đất rừng đặc dụng là gì?
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc cả thứ 7, chủ nhật. Miễn phí ký ngoài trụ sở, cơ quan, bệnh viện, trại giam,...
1. Đất rừng đặc dụng là gì? Ví dụ đất rừng đặc dụng
Để hiểu đất rừng đặc dụng là gì, trước tiên cần biết rừng đặc dụng là gì. Theo khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất rừng đặc dụng là đất mà trên đó có rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng đặc dụng.
Theo thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo tồn:
- Hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái;
- Nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh…
Tóm lại, đất rừng đặc dụng là loại đất rừng gồm: Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.
Đất rừng đặc dụng ở Việt Nam hiện nay có các rừng Quốc gia như: Rừng quốc gia Ba Bể, Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Rừng quốc gia Cát Tiên…
2. Ai được quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng?
Tại Điều 186 Luật Đất đai 2024 quy định về quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng như sau:
"Nhà nước giao đất rừng đặc dụng để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng đặc dụng
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 54 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định:
"Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng."
Như vậy có 4 đối tượng được phép quản lý và sử dụng rừng đặc dụng. Đặc biệt đối với Ban quản lý rừng đặc dụng còn có quyền khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ, nhằm bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các dự án di dân, tái định cư nếu cần thiết.
>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gồm những gì? Những trường hợp nào được miễn thuế trong trường hợp này?
3. Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không?
Trước đây Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng đặc dụng chỉ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhóm đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng sang nhóm đất phi nông nghiệp (gồm đất thổ cư). Do đó, không được phép xây nhà trên đất rừng đặc dụng.
Hiện nay, điểm b khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã bổ sung thêm trường hợp mới phải xin phép cơ quan nhà nước khi chuyển mục đích, gồm:
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất phi nông nghiệp.
Pháp luật hiện hành quy định đất được phép xây dựng nhà ở đó là đất thổ cư, đây là loại đất phục vụ cho việc xây dựng nhà ở cũng như các công trình phục vụ cho đời sống của người dân.
Với những mảnh đất nằm ngoài hạng mục đất thổ cư, nếu muốn xây dựng nhà ở còn cần phải làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Theo đó, căn cứ Điều 121 Luật Đất đai năm 2024:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; …”
Theo đó, Đất rừng đặc dụng chỉ khi được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp thì mới có thể xây dựng nhà.
>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền được tính thế nào?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất rừng đặc dụng là gì? Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc cả thứ 7, chủ nhật. Miễn phí ký ngoài trụ sở, cơ quan, bệnh viện, trại giam,...
1. Đất rừng đặc dụng là gì? Ví dụ đất rừng đặc dụng
Để hiểu đất rừng đặc dụng là gì, trước tiên cần biết rừng đặc dụng là gì. Theo khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất rừng đặc dụng là đất mà trên đó có rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng đặc dụng.
Theo thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo tồn:
- Hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái;
- Nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh…
Tóm lại, đất rừng đặc dụng là loại đất rừng gồm: Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.
Đất rừng đặc dụng ở Việt Nam hiện nay có các rừng Quốc gia như: Rừng quốc gia Ba Bể, Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Rừng quốc gia Cát Tiên…
2. Ai được quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng?
Tại Điều 186 Luật Đất đai 2024 quy định về quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng như sau:
"Nhà nước giao đất rừng đặc dụng để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng đặc dụng
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 54 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định:
"Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng."
Như vậy có 4 đối tượng được phép quản lý và sử dụng rừng đặc dụng. Đặc biệt đối với Ban quản lý rừng đặc dụng còn có quyền khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ, nhằm bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các dự án di dân, tái định cư nếu cần thiết.
>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gồm những gì? Những trường hợp nào được miễn thuế trong trường hợp này?
3. Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không?
Trước đây Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng đặc dụng chỉ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhóm đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng sang nhóm đất phi nông nghiệp (gồm đất thổ cư). Do đó, không được phép xây nhà trên đất rừng đặc dụng.
Hiện nay, điểm b khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã bổ sung thêm trường hợp mới phải xin phép cơ quan nhà nước khi chuyển mục đích, gồm:
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất phi nông nghiệp.
Pháp luật hiện hành quy định đất được phép xây dựng nhà ở đó là đất thổ cư, đây là loại đất phục vụ cho việc xây dựng nhà ở cũng như các công trình phục vụ cho đời sống của người dân.
Với những mảnh đất nằm ngoài hạng mục đất thổ cư, nếu muốn xây dựng nhà ở còn cần phải làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Theo đó, căn cứ Điều 121 Luật Đất đai năm 2024:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; …”
Theo đó, Đất rừng đặc dụng chỉ khi được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp thì mới có thể xây dựng nhà.
>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền được tính thế nào?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất rừng đặc dụng là gì? Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com