Có gì mới?

Toàn tỉnh Bệnh IB trên gà có nguy hiểm

V

vh79

benh-IB-o-ga.jpg
Bệnh IB (Infectious Bronchitis) là một trong những căn bệnh hô hấp có tốc độ lây lan nhanh và gây ra thiệt hại kinh tế cho nhiều nhà chăn nuôi. Đây không phải là một căn bệnh mới nhưng vẫn có nhiều bà con chăn nuôi vẫn chưa thật sự hiểu về bệnh. Các triệu chứng của bệnh rất có thể bị nhầm lẫn với các căn bệnh hô hấp khác trên gia cầm. Điều này gây khó khăn trong việc phòng và điều trị bệnh IB trên gà.
Bệnh IB là gì
Bệnh IB (Infectious Bronchitis) trên gà hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Bệnh gây ra thiệt hại về kinh tế, giảm sản lượng và chất lượng trứng trên gà đẻ. Virus gây bệnh IB có tên khoa học là Infectious bronchitis thuộc họ coronavirus, chi coronaviridae – một ARN virus sợi đơn.
Bệnh xảy ra quanh năm và trên mọi lứa tuổi ở gà, nghiêm trọng nhất ở gà dưới 6 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao. tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi của gà khi bị nhiễm và sự hiện diện của các vi sinh vật kế phát như E. coli.
Virus IB lây truyền rất nhanh, chỉ 1-2 ngày là lây sang toàn đàn. Bệnh lây qua không khí chất thải, dụng cụ chăn nuôi. Những chuồng thông khí kém nhiệt độ cao dễ mắc bệnh hơn.
Khi vào cơ thể gà, virus IB sẽ sản sinh và phát triển mạnh ở đường hô hấp, đặc biệt là thanh khí quản, khiến thanh khí quản bị xuất huyết nặng. Sau đó, virus sẽ tấn công thận và bộ phận sinh sản, ống dẫn trứng gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh IB
Gà bị bệnh IB thường có các biểu hiện cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào từng lứa tuổi, từng thời kỳ, cụ thể:
– Đối với gà con: Bệnh gây các triệu chứng hô hấp rất đặc trưng như thở khó, thở khò khè, chảy nước mũi, chảy nước mắt, có bọt trong mắt. Gà thường mệt mỏi, giảm ăn, sụt cân và thường nằm túm tụm lại dưới nguồn nhiệt.
Giai đoạn sau, bệnh trở nặng khi viêm lan sâu vào phần dưới đường hô hấp, dịch thẩm xuất tích tụ nhiều ở niêm mạc khí – phế quản làm cho con vật càng khó thở, kéo dài khoảng 2 tuần rồi chết do ngạt thở.
– Bệnh IB ở gà thịt: có thể mắc phải một trong những chủng virus gây bệnh ở thận, sau đó yếu ớt, mệt mỏi, lông xù, phân ướt, uống nhiều nước.
– Đối với gà đẻ: Gà bị bệnh IB thường có tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm, có các triệu chứng ở đường hô hấp. Gà ngừng đẻ hoặc tỷ lệ đẻ giảm 10 – 50%, tỷ lệ trứng dị hình tăng lên (vỏ mềm, méo mó, sần sùi hoặc không có vỏ, …), tỷ lệ ấp nở giảm. Chất lượng bên trong trứng cũng bị giảm, vỏ trứng mỏng, vỏ không đều, lòng trắng loãng, màu sắc của vỏ trứng thay đổi thường là bị mất màu.
Bệnh tích trên gà nhiễm IB
Khi nhiễm virus IB thì sẽ gây ra các bệnh tích tập trung ở đường hô hấp của gà như sau:
– Xung huyết tại khí quản, sưng phù và có một lớp phủ dịch nhầy có lẫn bọt khí.
– Túi khí mờ đục, dịch thủy thũng màu vàng, lòng phế nang và niêm mạc phế quản bị xung huyết.
– Khi mổ khám phần cuối khí quản và phế quản có chứa dịch thẩm xuất tích thụ thành khối lớn, làm tắc khí quản và phế quản khiến gà khó thở.
– Với gà đẻ thì xoang bụng có chứa dịch lòng đỏ và tổn thương ống dẫn trứng.
– Ở thể dạ dày tuyến, dạ dày của gà sưng to, xuất hiện xuất huyết và viêm loét.
Điều trị bệnh IB
Bệnh IB ở gà do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị hướng đến nâng cao sức đề kháng cho gà, chống vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.
Khi phát hiện gà bị bệnh IB bà con cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cách ly riêng gà bị bệnh và gà khỏe để tiện theo dõi và chăm sóc.
– Kết hợp với đó là sử dụng thuốc khử trùng tiêu độc như MEBI-IODINE phun trong khu chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng trại.
– Giảm mật độ chuồng nuôi, sử dụng bóng sưởi để hạn chế gà bị lạnh và đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cho gà.
Bước 2: Tăng cường sức đề kháng, trợ sức cho gà bằng cách sử dụng MULTI VITAMIN WS hoặc VITAMIN C 15%.
Nếu gà bị sốt dùng PARA C để hạ sốt.
Dùng BROMHEXINE để hỗ trợ chống viêm và long đờm.
Thận sưng: cho gà uống điện giải, kết hợp với giải độc gan thận.
Bước 3: Sau khi tăng cường sức khỏe và đề kháng cho gà khoảng 4-6 tiếng, bà con tiến hành làm vaccine IB cho đàn gà bằng cách nhỏ cho gà. Sau đó tiếp tục thực hiện bước 1 và bước 2 trong 3-5 ngày.
Sau khi làm vaccine 1 ngày, bà con có thể sử dụng một trong các sản phẩm kháng sinh sau theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất để chống vi khuẩn bội nhiễm: AMOX AC 50%, DOXY 50%, MEBI-ENROFLOX ORAL, KITASAMYCINE.
Biện pháp phòng bệnh IB

Vệ sinh phòng bệnh: quản lý đàn gà từ lúc 1 ngày tuổi cùng công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại có thể hạn chế mầm bệnh.
Phòng bệnh bằng vaccine: để tối ưu hóa công tác phòng bệnh cần sử dụng vaccine phòng bệnh nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Vaccine IB sử dụng nhỏ mắt, nhỏ mũi, pha nước uống. Với số lượng đàn lớn có thể sử dụng phương pháp phun sương ở độ cao 50cm để cấp vaccine vào hốc mắt, xoang mũi. Kích thước hạt sương khoảng 80 – 120μm.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức, cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
 

Bên trên