Có gì mới?

Khác Viêm thanh quản cấp và mạn tính: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

C

Composite

Thời tiết thay đổi, nghề nghiệp phải thường xuyên sử dụng giọng nói, nhiễm khuẩn dây thanh,… là những yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng, thậm chí làm tổn thương dây thanh vĩnh viễn và buộc người bệnh phải sống chung với các triệu chứng mạn tính cả đời. Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này và các biện pháp phòng ngừa, hãy cùng bác sĩ Nguyễn Quốc Trung đọc kỹ bài viết dưới đây, từ đó rút ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.



Viêm thanh quản



Sơ lược về viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm ở thanh quản, bộ phận nằm bên trong cổ họng, nơi chứa dây thanh âm. Loại bệnh này có thể xảy ra ở dạng cấp hoặc mạn tính, tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian kéo dài của bệnh.

- Viêm thanh quản cấp tính: Viêm thanh quản cấp tính là một vấn đề tạm thời, thường do lạm dụng dây thanh quản quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng tạm thời.

- Viêm thanh quản mạn tính: Đây là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài trên 3 tuần. Nếu kéo dài, bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng tiêu cực khác như quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.

Hầu hết các trường hợp viêm trong một thời gian ngắn do nhiễm virus hoặc nói quá nhiều đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng khàn giọng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe cấp bách khác.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng viêm ở thanh quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này:

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cấp tính
- Cảm cúm, nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.

- Hậu bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm VA,...

- Sử dụng giọng nói quá mức như là nói nhiều, la hét, hát to,...

- Uống nhiều rượu bia và lạm dụng các chất kích thích.



Viêm thanh quản


Viêm thanh quản cấp tính không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến viêm thanh quản mạn tính

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản mạn tính
- Thường xuyên nói nhiều, nói to do đặc thù ngành nghề như giáo viên, ca sĩ, nhân viên bán hàng,...

- Bội nhiễm nấm do sử dụng thuốc hít điều trị hen suyễn trong thời gian dài.

- Hình dạng của dây thanh quản thay đổi do vấn đề tuổi tác.

- Thường xuyên hít phải khí độc và hóa chất trong môi trường làm việc.

Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng trở nên nghiêm trọng trong 5-7 ngày đầu. Dưới đây là các biểu hiện điển hình của bệnh lý này:

- Khàn tiếng: Người bệnh có thể cảm thấy giọng nói yếu và hụt hơi.

- Mất giọng tạm thời: Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể mất giọng, không thể nói chuyện.

- Cơn ho khó chịu: Ho khan kéo dài và không thuyên giảm.

- Nhu cầu hắng giọng thường xuyên: Người bệnh cảm thấy cần phải hắng giọng để làm dịu cơn kích thích.

- Cảm giác vướng ở họng: Có thể gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc nước uống.

Nếu các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời:

- Ho có máu: Xuất hiện máu trong đờm khi ho.

- Khó thở: Có cảm giác khó thở từng cơn hoặc kéo dài.

- Thở khò khè: Thở phát ra âm thanh lạ, kèm theo tiếng khò khè.

- Chảy mũi nhiều: Có lượng dịch mũi chảy ra lớn.

- Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể cao vượt quá 39 độ C.



Viêm thanh quản


Các biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản đơn giản và dễ dàng
Để phòng ngừa viêm thanh quản, bạn nên thay đổi lối sống hằng ngày, hướng đến một lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể, bạn cần tuân thủ các biện pháp sau:

- Tránh ăn thức ăn chua, cay vì chúng sẽ làm kích ứng thanh quản.

- Không hút thuốc, chất kích thích và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

- Hạn chế sử dụng bia, rượu và các sản phẩm chứa thành phần caffeine cao.

- Uống đủ nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để giữ ẩm cho cổ họng.

- Không nên ăn khuya để ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản.

- Ưu tiên thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

- Hạn chế hắng giọng, nói nhiều, nói to hay la hét quá mức.

- Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.

Ngoài ra, khi bị viêm thanh quản cấp tính thì bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm ở họng, mũi và xoang để tránh chuyển thành viêm thanh quản mạn tính. Đừng quên nghỉ ngơi khi có dấu hiệu nhiễm trùng nhằm điều trị kịp thời những vấn đề liên quan đến thanh quản.



Viêm thanh quản



Cách điều trị bệnh viêm thanh quản
Nếu bạn đã tuân thủ đầy đủ theo các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn không may mắc phải bệnh thì bạn nên cho dây thanh nghỉ ngơi, giảm bớt hoạt động và từ đó sẽ cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị sau:

- Sử dụng thuốc

- Thuốc corticoid có tác dụng kháng viêm giúp giảm sưng tấy ở thanh quản.

- Kháng sinh có thể được sử dụng khi viêm thanh quản bị nhiễm khuẩn.

- Thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau nhưng bạn cần tuân theo hướng dẫn liều lượng của bác sĩ.

- Thuốc xịt họng giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu ở vùng họng.

- Chăm sóc và điều trị tại nhà

- Uống đủ nước để giúp giữ ẩm cho thanh quản, tránh uống rượu và cafein vì chúng có thể gây khô họng.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để tăng độ ẩm trong không gian.

- Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn sẽ giúp bạn giảm vi khuẩn và làm sạch cổ họng.

- Dùng thuốc ngậm để hạ cơn đau và khó chịu.

- Tránh tiếp xúc với môi trường khô hoặc khói bụi

- Giảm thiểu việc sử dụng giọng nói để bảo vệ dây thanh.



Viêm thanh quản


Phòng khám của bác sĩ Nguyễn Quốc Trung luôn sẵn sàng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản



Để chữa bệnh viêm thanh quản hiệu quả, tốt hơn hết là bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu bạn đang tìm kiếm phòng khám uy tín tại Biên Hòa, có thể tham khảo ngay phòng khám tai - mũi - họng của bác sĩ Nguyễn Quốc Trung, nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại.

Thông tin liên hệ

PHÒNG KHÁM TAI - MŨI - HỌNG BÁC SĨ NGUYỄN QUỐC TRUNG

Địa chỉ: 77/12 Tổ 23 KP3, Đồng Khởi, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam

Tổng Đài: 0908.13.50.50

Email: bacsinguyenquoctrung@gmail.com

Website: taimuihongbienhoa.vn
 

Bên trên