Có gì mới?

Toàn tỉnh Thực Hư Ngành Thuốc Lá: Ai Được Lợi Và Ai Đang Trả Giá?

dancingshop7

dancingshop7

Tại Ấn Độ, Venkat Regunathan là một nhà hoạt động đã một mình vận động để có được không gian trường học và công sở không thuốc lá. Ấn Độ là nước tiêu thụ thuốc lá nhiều thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Indonesia.
Bà Kania cho biết, chính phủ Indonesia đang lưỡng lự trong việc đề ra những quy định mới cho ngành công nghiệp thuốc lá bởi đã từ lâu, thu nhập của chính phủ chủ yếu dựa trên số thuế thu được từ ngành này.
Các cuộc phản biện xã hội ở Indonesia cũng ít đề cập đến nội dung này. “Hi vọng rằng khi chống thuốc lá trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của ASEAN thì tình hình ở Indonesia có thể được cải thiện” tiến sĩ Surin Pitsuwan nói thêm.

Hiệp định khung kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO’s Framework Convention on Tobacco Control) năm 2003 đã đề ra biện pháp để các nước kiểm soát ngành công nghiệp thuốc lá, bao gồm các chính sách về thuế, quảng cáo và phân phối thuốc lá. Nhưng một điều đáng nói là hiện nay, Indonesia hiện chưa phải là một thành viên ký kết Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá.
“Chúng tôi đã để ý họ từ năm 2008 và chúng tôi nhận thấy rõ họ đang hướng mục tiêu vào giới trẻ. Chúng tôi đã xem xét 1350 sự kiện được ngành công nghiệp thuốc lá tài trợ và nhận thấy hầu hết những sự kiện trên đều có trẻ em và thiếu niên tham gia”, bà cho biết.
Bà phát biểu: “Đó là lý do tại sao chính phủ không tán thành những đề nghị của chúng tôi muốn việc kiểm soát ngành công nghiệp thuốc lá mặc dù đó là những lời đề nghị mang tính xây dựng. Chính phủ tin họ hơn tin chúng tôi.”
Tiến sĩ Surin Pitsuwan đã từng là Ngoại trưởng Thái Lan và nay là Tổng thư ký ASEAN cho biết công chúng nước này vẫn còn rất ít nhận thức về tác hại của thuốc lá. Chính phủ Indonesia hiện tại không hoạt động tích cực lắm trong lĩnh vực này do đây không phải là vấn đề ưu tiên.
Bệnh tật có thể nhanh chóng đẩy con người vào tình trạng đói nghèo do phúc lợi xã hội không thể chi trả nổi những khoản chi phí quá cao cho họ để điều trị bệnh.
Việc tăng thuế thuốc lá và giảm bao cấp với ngành công nghiệp này sẽ không tác động tiêu cực tới người nghèo mà ngược lại, nó còn thực sự hữu ích cho họ về mọi mặt.

Các ý kiến của chuyên gia đều cho rằng, người nghèo là nhóm người nhạy cảm với giá cả nhất, vì vậy nếu tăng thuế thuốc lá, sẽ có rất nhiều người bỏ thuốc lá hoặc hút ít hơn rất nhiều. Hơn nữa, nó không chỉ tác động tích cực tới thu nhập của các gia đình vì có rất nhiều người nghèo tiêu tốn 12-15% thu nhập để mua thuốc, mà nó còn giúp giảm tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến thuốc lá.
Tại Hội nghị về thuốc lá và sức khỏe Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra gần đây, Tiến sĩ Pitsuwan đã chỉ ra rằng nếu ASEAN thực sự mong muốn xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hạnh phúc vào năm 2015, các nước thành viên cần phải nỗ lực hơn trong việc tấn công vào ngành sản xuất thuốc lá, bao gồm giải quyết các vấn đề liên quan đến người nông dân.
Regunathan nói: “Có rất nhiều quy tắc và quy định nhưng không được thực thi. Nếu chính phủ quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ có thể làm rất nhiều điều nữa.”
Ở Indonesia, khoảng gần một nửa các hộ gia đình chi tiền để mua thuốc lá nhiều hơn so với bất kỳ mục đích nào khác ngoài lương thực thực phẩm – con số thống kê này cũng giống với nhiều vùng khác ở Đông Nam Á. Bà Dina Kania – tình nguyện viên thuộc Tổ chức Quốc gia Bảo vệ Trẻ em của Indonesia (Indonesia’s National Commission for Child Protection) cho rằng ngành công nghiệp thuốc lá đã hướng thẳng mục tiêu vào giới trẻ thông qua các chương trình tài trợ.
 

Bên trên