X
Xoanvpccnh165
Việc nắm rõ quy định Sổ đỏ ghi tên 1 người khi cấp đổi phải ghi tên 2 vợ chồng hay không sẽ giúp người dân giải đáp được một số vướng mắc và yên tâm hơn ngay cả khi cấp đổi mà không ghi cả tên vợ và chồng nếu đó là tài sản chung.
>>> Xem thêm: Khi nào nên công chứng hợp đồng thuê nhà? mẫu hợp đồng thuê nhà đúng quy định mới nhất?
1. Khi nào được cấp đổi Sổ đỏ, Sổ hồng?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, việc cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
(1) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận trước ngày 01/8/2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Nghĩa là có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu cũ sang mẫu mới.
(2) Giấy chứng nhận đã cấp bị nhòe, ố, rách, hư hỏng.
(3) Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận theo khoản 7 Điều 46 Nghị định 101/2024/NĐ-CP (trường hợp có nhiều thửa đất được cấp chung 01 Giấy chứng nhận mà có một hoặc một số thửa thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận).
(4) Mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận khác với mục đích sử dụng theo phân loại đất của pháp luật đất đai hiện hành.
(5) Vị trí của thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp.
(6) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
(7) Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên của hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
(8) Thay đổi địa chỉ thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
(9) Thay đổi kích thước của các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc để lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính của thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.
2. Khi cấp đổi phải ghi tên 2 vợ chồng?
Dù quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng thì hiện nay cũng không có văn bản nào bắt buộc khi cấp đổi Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ họ, tên vợ và họ, tên chồng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng để vay ngân hàng đơn giản, nhanh chóng
Tuy không có quy định bắt buộc nhưng Nhà nước vẫn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để Giấy chứng nhận sau khi cấp đổi ghi cả tên vợ và chồng.
Quy định này được nêu rõ trong Công văn 3362/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công văn này nêu rõ như sau:
"Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp mới hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận… mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu theo quy định của pháp luật về đất đai…"
Sau khi ghi cả tên vợ và chồng thì thông tin tại trang 1 của Giấy chứng nhận được thể hiện theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT như sau:
"Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”
Tóm lại, khi cấp đổi Giấy chứng nhận không bắt buộc phải ghi cả tên vợ và chồng mà chỉ khuyến khích. Việc khuyến khích này nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, tránh các khiếu kiện, khiếu nại khi giải quyết các tranh chấp về đất đai, từng bước tạo điều kiện để người phụ nữ được chủ động tham gia các hoạt động về kinh tế,…
3. Không ghi tên 2 vợ chồng vẫn là tài sản chung
Việc vợ hoặc chồng đứng tên trong Sổ đỏ, Sổ hồng không đồng nghĩa nghĩa là 100% trường hợp quyền sử dụng đất, nhà ở đó là tài sản riêng.
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, nhà đất thuộc những trường hợp sau đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng:
- Đất được Nhà nước giao cho vợ chồng.
- Được Nhà nước cho thuê đất (tiền thuê là tài sản chung).
- Đất nhận chuyển nhượng (tiền dùng để mua tài sản chung, kể cả trường hợp chỉ dùng lương của vợ hoặc của chồng mua đất đó).
- Đất được thừa kế chung, tặng cho chung.
(2) Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
(3) Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
(2) Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.
(3) Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
Trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà đất đó được xác định là tài sản chung.
>>> Xem thêm: Bán nhà quận Hoàn Kiếm giá rẻ, view mặt tiền nhìn thẳng ra Hồ Tây, pháp lý đầy đủ
Tóm lại, nếu thuộc những trường hợp trên thì cho dù Sổ đỏ, Sổ hồng chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng thì nhà đất đó vẫn là tài sản chung. Người không đứng tên trong Sổ đỏ, Sổ hồng vẫn có quyền như người đứng tên; khi chuyển nhượng, tặng cho,… vẫn phải có sự đồng ý của người không đứng tên.
Trên đây là quy định giải đáp cho vướng mắc: Sổ đỏ ghi tên 1 người khi cấp đổi phải ghi tên 2 vợ chồng? Có thể thấy ai đứng tên không phải là căn cứ quyết định đó là tài sản chung hay tài sản riêng. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Khi nào nên công chứng hợp đồng thuê nhà? mẫu hợp đồng thuê nhà đúng quy định mới nhất?
1. Khi nào được cấp đổi Sổ đỏ, Sổ hồng?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, việc cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
(1) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận trước ngày 01/8/2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Nghĩa là có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu cũ sang mẫu mới.
(2) Giấy chứng nhận đã cấp bị nhòe, ố, rách, hư hỏng.
(3) Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận theo khoản 7 Điều 46 Nghị định 101/2024/NĐ-CP (trường hợp có nhiều thửa đất được cấp chung 01 Giấy chứng nhận mà có một hoặc một số thửa thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận).
(4) Mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận khác với mục đích sử dụng theo phân loại đất của pháp luật đất đai hiện hành.
(5) Vị trí của thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp.
(6) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
(7) Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên của hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
(8) Thay đổi địa chỉ thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
(9) Thay đổi kích thước của các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc để lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính của thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.
2. Khi cấp đổi phải ghi tên 2 vợ chồng?
Dù quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng thì hiện nay cũng không có văn bản nào bắt buộc khi cấp đổi Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ họ, tên vợ và họ, tên chồng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng để vay ngân hàng đơn giản, nhanh chóng
Tuy không có quy định bắt buộc nhưng Nhà nước vẫn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để Giấy chứng nhận sau khi cấp đổi ghi cả tên vợ và chồng.
Quy định này được nêu rõ trong Công văn 3362/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công văn này nêu rõ như sau:
"Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp mới hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận… mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu theo quy định của pháp luật về đất đai…"
Sau khi ghi cả tên vợ và chồng thì thông tin tại trang 1 của Giấy chứng nhận được thể hiện theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT như sau:
"Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”
Tóm lại, khi cấp đổi Giấy chứng nhận không bắt buộc phải ghi cả tên vợ và chồng mà chỉ khuyến khích. Việc khuyến khích này nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, tránh các khiếu kiện, khiếu nại khi giải quyết các tranh chấp về đất đai, từng bước tạo điều kiện để người phụ nữ được chủ động tham gia các hoạt động về kinh tế,…
3. Không ghi tên 2 vợ chồng vẫn là tài sản chung
Việc vợ hoặc chồng đứng tên trong Sổ đỏ, Sổ hồng không đồng nghĩa nghĩa là 100% trường hợp quyền sử dụng đất, nhà ở đó là tài sản riêng.
- Quyền sử dụng đất
- Đất được Nhà nước giao cho vợ chồng.
- Được Nhà nước cho thuê đất (tiền thuê là tài sản chung).
- Đất nhận chuyển nhượng (tiền dùng để mua tài sản chung, kể cả trường hợp chỉ dùng lương của vợ hoặc của chồng mua đất đó).
- Đất được thừa kế chung, tặng cho chung.
(2) Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
(3) Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
- Nhà ở
(2) Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.
(3) Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
Trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà đất đó được xác định là tài sản chung.
>>> Xem thêm: Bán nhà quận Hoàn Kiếm giá rẻ, view mặt tiền nhìn thẳng ra Hồ Tây, pháp lý đầy đủ
Tóm lại, nếu thuộc những trường hợp trên thì cho dù Sổ đỏ, Sổ hồng chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng thì nhà đất đó vẫn là tài sản chung. Người không đứng tên trong Sổ đỏ, Sổ hồng vẫn có quyền như người đứng tên; khi chuyển nhượng, tặng cho,… vẫn phải có sự đồng ý của người không đứng tên.
Trên đây là quy định giải đáp cho vướng mắc: Sổ đỏ ghi tên 1 người khi cấp đổi phải ghi tên 2 vợ chồng? Có thể thấy ai đứng tên không phải là căn cứ quyết định đó là tài sản chung hay tài sản riêng. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com