Có gì mới?

HCM Những cuốn sách thể loại phóng sự, hồi ký, tùy bút, bút ký hay làm lay động lòng người

M

maihuong79

1. “Bánh mì thơm, cà phê đắng” của tác giả Ngô Thị Giáng Uyên



Bánh Mì Thơm, Cà Phê Đắng như một cuốn sách tản mạn về những câu chuyện ăn uống nơi phương Tây lạnh giá, đồng thời còn là khám phá về những cảnh vật xung quanh, những con đường, những hàng phố, những dãy cây, những tòa nhà, kể cả những khung trời lộng gió trên tòa chung cư cao ngút.

Cuốn sách như những hương vị bất chợt thổi bùng các giác quan và lắng đọng cảm xúc khi tác giả dùng xong các món ăn mới. Đó như là sự kết nối những xúc cảm cực kì rung động, đánh thức những hưởng thụ những tưởng tượng và sự hài hòa đơn thuần trong hương vị “thơm” và “đắng” của tiêu đề, một sự quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam.

2. “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng



Những ngày thơ ấu mà Nguyên Hồng kể lại, tôi không muốn biết là có nên hay không, tôi chỉ thấy trong những kỉ niệm cứ đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn.

Trên những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của con người.

3. “Cát bụi chân ai” của tác giả Tô Hoài



Mở đầu bằng mối giao tình giữa Tô Hoài và Nguyễn Tuân. Kết thúc bằng cái chết của Nguyễn Tuân. Giữa hai nhà văn đó là những kiếp nhân sinh chập chờn như những bóng ma chơi. Giữa hai nhà văn đó là không khí ngột ngạt của văn nghệ, kháng chiến, cách mạng và chính trị. Giữa hai nhà văn đó, cho tới khi có một người nằm xuống, đã một nửa thế kỷ trôi qua… (Hoàng Khởi Phong).

Tô Hoài đã khắc họa thành công các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt Tô Hoài không tô vẽ cầu kỳ, không thiêng liêng hóa hình tượng Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tuân không vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng. Chỉ điểm xiết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất…

4. “John đi tìm Hùng” của tác giả Trần Hùng John



Trần Hùng John là cái tên đã trở nên khá quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam bởi chàng trai mới ngoài 20 tuổi này đã hai lần đi bộ xuyên Việt không mang theo tiền. Chuyến đi thứ nhất kéo dài 80 ngày để trải nghiệm và cảm nhận về đất nước con người Việt Nam và chuyến đi thứ hai kéo dài 40 ngày để kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay hỗ trợ vun đắp tương lai cho học sinh và cải thiện đời sống nông dân nghèo Việt Nam.

Đồng hành cùng Hùng John trong hành trình nhiều thú vị nhưng không kém phần mạo hiểm này, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy nhiều trải nghiệm mới mẻ về chính mảnh đất nơi mình từng sinh sống; hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam qua lăng kính của một chàng trai sinh ra và lớn lên tại Mỹ.

5. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của tác giả Đặng Thùy Trâm



Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”. Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

Thông tin về sản phẩm sách phóng sự, ký sự, bút ký tại: https://www.sosanhgia.com/t1140-phong-su-ky-su-but-ky.html

Tham khảo các sản phẩm sách phóng sự, ký sự, bút ký tại: Sosanhgia.com
 

Bên trên