Có gì mới?

Toàn tỉnh Ngành Thuốc Lá Phát Triển: Phúc Lợi Kinh Tế Hay Thảm Họa Y Tế?

dancingshop7

dancingshop7

Không chỉ làm tăng gánh nặng kinh tế cho quốc gia, thuốc lá còn ảnh hưởng tới chi tiêu và làm gia tăng tình trạng nghèo đói ở các nhóm nghèo.
Theo tính toán của chúng tôi từ dữ liệu VHLSS, mức chi tiêu cho thuốc lá bình quân trong năm ở nhóm thu nhập thấp khoảng 1.170.000 đồng, dù chưa bằng một nửa so với nhóm thu nhập cao (chi khoảng 2.463.000 đồng) nhưng số tiền chi cho thuốc lá đã “lậm” vào chi cho các khoản khác trong tổng mức chi của hộ gia đình nghèo.
Tiêu dùng thuốc lá vẫn đang là một thách thức đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh các tác động trực tiếp tới lĩnh vực y tế công cộng, các khoản chi tiêu liên quan tới thuốc lá còn gây áp lực lên đời sống kinh tế xã hội, gia tăng bất bình đẳng, thậm chí cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam.

Các nghiên cứu gần đây của chúng tôi tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) đã tập trung phân tích các tác động gián tiếp của tiêu dùng thuốc lá ở cấp độ hộ gia đình tại Việt Nam và chỉ ra rằng chi tiêu cho thuốc lá làm giảm khả năng chi tiêu cho các hàng hóa cơ bản khác ở các nhóm nghèo, và làm gia tăng khả năng tái nghèo.
Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới 15,6 triệu người đang hút thuốc lá (và trung bình cứ hai đàn ông Việt Nam thì có một người đang hút thuốc lá) mà còn dẫn tới số lượng người hút thuốc lá thụ động lớn gấp nhiều lần – 5,9 triệu người hút thuốc thụ động tại nơi làm việc và 28,5 triệu người hút thuốc thụ động tại nhà.
Ước tính chi tiêu cho các sản phẩm thuốc lá trong năm 2015 cho Việt Nam là khoảng 1.400 triệu USD, tương đương với 0,72% GDP1. Tổn hại kinh tế do sử dụng thuốc lá gây ra năm 2011 ước tính là 1173,2 triệu USD, tương đương gần 1% tổng sản phẩm quốc nội. Trong khi đó, chi tiêu của Chính phủ cho y tế trong cùng năm chỉ là 5,62% GDP.
Mặt khác, do áp lực lên các nhóm dân số rất khác nhau, thuốc lá trở thành một trong những nhân tố làm doãng rộng bất bình đẳng giữa các nhóm và kìm hãm phát triển bền vững.
Hút thuốc gây lãng phí phần đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các gia đình nghèo. Tiền mua thuốc lá làm giảm chi cho giáo dục, lương thực và chăm sóc sức khỏe hộ gia đình.
Năm 2017, tổng doanh thu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đạt hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hệ quả của việc sử dụng thuốc lá lên đời sống kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng lớn hơn rất nhiều và đóng góp kinh tế của ngành công nghiệp thuốc lá nói chung không đủ bù lại những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế.
Ước tính, các hộ gia đình nghèo đã tiêu tốn khoảng 160 triệu USD/ năm vào thuốc lá để “hứng” lấy các hệ lụy sức khỏe thay vì mua sách vở, đầu tư cho giáo dục hay mua lương thực.
Do giá thuốc lá ở Việt Nam hiện vẫn thấp, nên tác động chi tiêu trong ngắn hạn của nó tới các gia đình trung lưu không đáng kể. Điều này một mặt khiến các hậu quả mà thuốc lá gây ra trong dài hạn bị che mờ, khó quan sát.
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư, tim mạch và các bệnh mãn tính về đường hô hấp. Nếu không có các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá một cách hiệu quả, ước tính số ca tử vong do hút thuốc sẽ lên tới 70.000 mỗi năm vào năm 2030.
 

Bên trên