O
oanhoanh2211
Hội thảo về ChatGPT “Cơ hội và Thách thức trong Dạy và Học đại học”
Sáng ngày 18/2/2023, Trường Công nghệ thuộc Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo về ChatGPT “Cơ hội và thách thức trong dạy và học đại học”. Dưới sự chủ trì của PGS.TS. Hà Đắc Bình - Hiệu trưởng Trường Công nghệ, nhiều vấn đề hiện đang rất “hot” về ChatGPT đã được đưa ra bàn luận sôi nổi để làm thế nào có thể tận dụng được những lợi ích và hạn chế được những mặt tiêu cực của ChatGPT đối với công tác dạy và học đại học.
PGS.TS. Hà Đắc Bình phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Hà Đắc Bình cho biết: “Trí tuệ nhân tạo AI cùng sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu trong thời gian qua. ChatGPT đang còn trong thời gian thử nghiệm và mặc dù chưa được sử dụng tại Việt Nam nhưng hiện ngày càng có nhiều người quan tâm và dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau. Việc có đưa vào sử dụng chính thức trong trường học, đặc biệt là đại học vẫn còn nhiều tranh cãi. Bởi vậy, thông qua Hội thảo này tôi hy vọng chúng ta sẽ làm rõ hơn về những cơ hội cũng như thách thức của ChatGPT trong dạy và học đại học, để có thể sử dụng những công cụ của AI vào giáo dục một cách hiệu quả nhất.”
Ngay sau đó, PGS.TS. Hà Đắc Bình đã giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer). Theo đó, ChatGPT là một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Mô hình NLP của ChatGPT được đào tạo từ cơ sở dữ liệu Internet gồm 570 GB dữ liệu văn bản sách, Wikipedia, bài báo nghiên cứu, webtext và các nội dung bài đăng trực tuyến khác. Sơ bộ, có khoảng 300 tỷ từ được đưa vào hệ thống.
Cán bộ và giảng viên chụp hình lưu niệm tại Hội thảo
ChatGPT là một công cụ trí thông minh nhân tạo dựa trên "kho" kiến thức mà ChatGPT đã học được. ChatGPT có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì, từ viết bài luận, làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế cho đến lập trình,... Nhiều người đã sử dụng ChatGPT làm những việc trên giúp cho AI ngày càng thông minh hơn. Theo báo cáo từ công ty UBS, số lượng đăng ký tài khoản OpenAI đạt 100 triệu người dùng trên toàn cầu sau hai tháng ra mắt.
Xuyên suốt Hội thảo, nhiều vấn đề về sự ra đời của ChatGPT đã được đưa ra thảo luận. Đặc biệt là việc nếu được áp dụng vào trong giáo dục thì sẽ như thế nào. Các cán bộ, giảng viên của Trường Công nghệ cũng như các khách mời trong Hội thảo đã chỉ ra rất nhiều ưu điểm của ChatGPT. Tiêu biểu có thể kể đến như: Là công cụ hữu ích giúp người học có thêm kiến thức; Làm mẫu để chúng ta học theo trong trường hợp không có người hướng dẫn; Là công cụ giúp chúng ta đối chiếu với kết quả của chính mình; Giúp thay đổi cách dạy và cách học theo hướng tích cực, chủ động hơn,… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt trái cần phải suy nghĩ như: ChatGPT dùng để gian lận trong các bài luận, làm bài thay; Làm cho học sinh, sinh viên lười suy nghĩ, tư duy và khả năng viết lách; ChatGPT không có cảm xúc như con người thông qua sự nhận dạng hình ảnh; Thiếu sự cảm nhận mang tính đạo đức, thẩm mỹ, cá tính như từng con người,…
Để có thể phát huy được những ưu điểm của ChatGPT và hạn chế được những mặt trái của nó khi vận dụng vào công tác dạy và học đại học, nhiều ý kiến đã được đưa ra và thống nhất ngay tại Hội thảo. Chẳng hạn như: Tăng cường cho sinh viên làm bài tập trên lớp thay vì ở nhà, Phát triển phần mềm kiểm chứng thông tin, phát hiện sao chép và đạo văn,…
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5473&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Sáng ngày 18/2/2023, Trường Công nghệ thuộc Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo về ChatGPT “Cơ hội và thách thức trong dạy và học đại học”. Dưới sự chủ trì của PGS.TS. Hà Đắc Bình - Hiệu trưởng Trường Công nghệ, nhiều vấn đề hiện đang rất “hot” về ChatGPT đã được đưa ra bàn luận sôi nổi để làm thế nào có thể tận dụng được những lợi ích và hạn chế được những mặt tiêu cực của ChatGPT đối với công tác dạy và học đại học.
PGS.TS. Hà Đắc Bình phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Hà Đắc Bình cho biết: “Trí tuệ nhân tạo AI cùng sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu trong thời gian qua. ChatGPT đang còn trong thời gian thử nghiệm và mặc dù chưa được sử dụng tại Việt Nam nhưng hiện ngày càng có nhiều người quan tâm và dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau. Việc có đưa vào sử dụng chính thức trong trường học, đặc biệt là đại học vẫn còn nhiều tranh cãi. Bởi vậy, thông qua Hội thảo này tôi hy vọng chúng ta sẽ làm rõ hơn về những cơ hội cũng như thách thức của ChatGPT trong dạy và học đại học, để có thể sử dụng những công cụ của AI vào giáo dục một cách hiệu quả nhất.”
Ngay sau đó, PGS.TS. Hà Đắc Bình đã giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer). Theo đó, ChatGPT là một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Mô hình NLP của ChatGPT được đào tạo từ cơ sở dữ liệu Internet gồm 570 GB dữ liệu văn bản sách, Wikipedia, bài báo nghiên cứu, webtext và các nội dung bài đăng trực tuyến khác. Sơ bộ, có khoảng 300 tỷ từ được đưa vào hệ thống.
Cán bộ và giảng viên chụp hình lưu niệm tại Hội thảo
ChatGPT là một công cụ trí thông minh nhân tạo dựa trên "kho" kiến thức mà ChatGPT đã học được. ChatGPT có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì, từ viết bài luận, làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế cho đến lập trình,... Nhiều người đã sử dụng ChatGPT làm những việc trên giúp cho AI ngày càng thông minh hơn. Theo báo cáo từ công ty UBS, số lượng đăng ký tài khoản OpenAI đạt 100 triệu người dùng trên toàn cầu sau hai tháng ra mắt.
Xuyên suốt Hội thảo, nhiều vấn đề về sự ra đời của ChatGPT đã được đưa ra thảo luận. Đặc biệt là việc nếu được áp dụng vào trong giáo dục thì sẽ như thế nào. Các cán bộ, giảng viên của Trường Công nghệ cũng như các khách mời trong Hội thảo đã chỉ ra rất nhiều ưu điểm của ChatGPT. Tiêu biểu có thể kể đến như: Là công cụ hữu ích giúp người học có thêm kiến thức; Làm mẫu để chúng ta học theo trong trường hợp không có người hướng dẫn; Là công cụ giúp chúng ta đối chiếu với kết quả của chính mình; Giúp thay đổi cách dạy và cách học theo hướng tích cực, chủ động hơn,… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt trái cần phải suy nghĩ như: ChatGPT dùng để gian lận trong các bài luận, làm bài thay; Làm cho học sinh, sinh viên lười suy nghĩ, tư duy và khả năng viết lách; ChatGPT không có cảm xúc như con người thông qua sự nhận dạng hình ảnh; Thiếu sự cảm nhận mang tính đạo đức, thẩm mỹ, cá tính như từng con người,…
Để có thể phát huy được những ưu điểm của ChatGPT và hạn chế được những mặt trái của nó khi vận dụng vào công tác dạy và học đại học, nhiều ý kiến đã được đưa ra và thống nhất ngay tại Hội thảo. Chẳng hạn như: Tăng cường cho sinh viên làm bài tập trên lớp thay vì ở nhà, Phát triển phần mềm kiểm chứng thông tin, phát hiện sao chép và đạo văn,…
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5473&pid=2064&page=0&lang=vi-VN