Có gì mới?

Hội nghị ICCRI 2024 - 7th International Conference on Control, Robotics and Informatics tại Đại học Duy Tân

O

oanhoanh2211

Hội nghị ICCRI 2024 - 7th International Conference on Control, Robotics and Informatics tại Đại học Duy Tân
Ngày 27/7/2024, Hội nghị khoa học Quốc tế ICCRI 2024 - 7th International Conference on Control, Robotics and Informatics đã được tổ chức tại Đại học Duy Tân, số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Hội nghị Quốc tế ICCRI 2024 là diễn đàn học thuật cho các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành từ khắp nơi trên thế giới trao đổi ý tưởng, chia sẻ thông tin và thúc đẩy sự hợp tác trong tương lai.





Hội nghị Quốc tế ICCRI 2024 là diễn đàn học thuật cho các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành



từ khắp nơi trên thế giới trao đổi ý tưởng, chia sẻ thông tin







Phát biểu tại Hội nghị, TS. Trần Nhật Tân - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho biết: “Hội nghị Quốc tế ICCRI được tổ chức thường niên cho thấy sức mạnh từ những nỗ lực của cộng đồng toàn cầu trong hành trình tìm kiếm và chinh phục tri thức. Điều khiển, Robot và Tin học không chỉ là những môn học hàn lâm mà còn là nền tảng của những công nghệ định hình tương lai của chúng ta. Điều khiển, Robot và Tin học tác động đến mọi thứ, từ tự động hóa cho đến cải thiện sự tương tác giữa con người và robot, cũng như từ việc bổ sung các hệ thống thông minh vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta cho đến AI và học máy.



Đại học Duy Tân rất vui mừng được tổ chức hội nghị này, sự kiện năm nay diễn ra đúng dịp chúng tôi kỷ niệm 30 năm thành lập trường. 30 năm qua, Đại học Duy Tân đã cống hiến hết mình để cung cấp cho xã hội chương trình giáo dục có chất lượng và thúc đẩy sự đổi mới. Đăng cai tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCRI 2024 là một sự kiện đáng tự hào đối với chúng tôi nhằm cam kết thúc đẩy công nghệ và nghiên cứu.”



Đại học Duy Tân tham gia hội nghị với các báo cáo của các giảng viên và nghiên cứu viên



về Điều khiển robot, Điều khiển thiết bị bay không người lái UAV và Mạng điện toán biên di động







Hội nghị Quốc tế ICCRI 2024 nhận được hơn 62 bài báo và lựa chọn 37 bài báo đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Ấn Độ, Hàn quốc, Nga, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp, Mỹ,…







Hội nghị năm nay chia thành 6 session với 6 chủ đề bao gồm:





- Điều khiển robot thông minh,

- Các hệ thống và công nghệ điện tử tiên tiến,

- Các hệ thống thông tin và xử lý ảnh,

- Điều khiển chuyển động và truyền thông cho máy bay không người lái - UAV,

- Hệ thống IoT và truyền thông tương lai,

- Xử lý tín hiệu và xử lý thông tin.



Các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia chụp hình lưu niệm tại Hội nghị







Một số báo cáo chính (keynote) nổi bật được trình bày tại Hội nghị có thể kể đến như: báo cáo của GS.TS. Trần Đức Tân (Đại học Phenikaa) trình bày vấn đề về các ứng dụng học máy thời gian thực trên thiết bị đeo để chăm sóc sức khỏe với nhiều chức năng để theo dõi hoạt động chăm sóc sức khỏe con người; hay báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Minh (Đại học Thái Nguyên) trình bày về ứng dụng triển khai thiết bị bay không người lái trong mạng cảm biến không dây; báo cáo của nhà khoa học khách mời là PGS.TS. Souad Bezzaoucha Rebaï (Trường Kỹ thuật Tổng hợp EIGSI La Rochelle - Pháp) về thiết kế bộ quan sát đa đỉnh và điều khiển bền vững cho hệ thống mạng lớp vật lý sử dụng lý thuyết Lyapunov và giải pháp LMI để xác định các hệ số bộ quan sát-điều khiển,…







Đại học Duy Tân tham gia hội nghị với 3 báo cáo của các giảng viên và nghiên cứu viên về: Điều khiển robot, Điều khiển thiết bị bay không người lái UAV và Mạng điện toán biên di động. Các kết quả nghiên cứu này phần lớn đến từ các nhóm nghiên cứu của Khoa Điện-Điện tử, Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) thuộc Trường Công nghệ của Đại học Duy Tân.







Hội nghị ICCRI 2024 là dịp sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh của Đại học Duy Tân tiếp cận với nhiều kiến thức mới mẻ về Điều khiển, Robot và Tin học cũng như lắng nghe các hướng nghiên cứu mới đồng thời phát triển cơ hội hợp tác với các nghiên cứu viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.







Nhập dịp này, Trung tâm CEE - Trường Công nghệ của Đại học Duy Tân đã giới thiệu 2 sản phẩm “Made in DTU” bao gồm:







- Robot dịch vụ AriLisa được nghiên cứu phát triển dựa trên hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng. Đây là một loại robot hình người được ứng dụng cho các cơ quan, công sở, sân bay, khách sạn,… với nhiều loại nhiệm vụ đa dạng.







- Mẫu máy bay không người lái DTU-Fanlon-1 được chế tạo dựa trên sự hợp tác giữa DTU và Đại học Chodang Hàn Quốc.







Đây là một trong nhiều hoạt động học thuật khác được Trung tâm CEE - Trường Công nghệ của Đại học Duy Tân tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu cho giảng viên và nghiên cứu viên trong toàn trường.







Phát biểu của GS.TS. Rajender Singh Chhillar - Đại học Maharshi Dayanand - Rohtak (MDU), Ấn Độ chia sẻ: “Hội nghị lần này bàn về các chủ đề rất nổi tiếng đó là Robot, Điều khiển và Tin học, bao gồm cả Phần mềm và Công nghệ Máy tính. Hội nghị được tổ chức với cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến và tôi chắn chắn rằng các phiên thảo luận của hội nghị này là vô cùng hiệu quả đối với tất cả những người tham gia. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả ban tổ chức đã triển khai hội nghị rất thành công này!”







(Truyền Thông)







Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5997&pid=2066&page=0&lang=vi-VN
 

Bên trên