Có gì mới?

Hoàn công là gì? Đối tượng, thủ tục, chi phí hoàn công ra sao?

X

Xoanvpccnh165

Sau khi hoàn thành xây dựng một công trình thì công trình đó chưa được phép đưa vào sử dụng hoặc hoạt động ngay lập tức mà phải thực hiện thủ tục hoàn công. Để nắm được mọi thông tin về hoàn công xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Những vấn đề nào thường gặp khi sử dụng dịch vụ làm sổ hồng trọn gói?

Hoàn công là gì?

Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng. Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

Tại sao cần phải hoàn công?

Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.

Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.


Những trường hợp nào cần làm hoàn công?

Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa,... Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.

Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.

Chi phí hoàn công là bao nhiêu?

Chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng 15 - 30 triệu với lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện, thường dao động khoảng 10.000 - 15.000 đồng/m² sàn xây dựng, còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.

Căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4:

"Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ."


Trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, khi hoàn công không phải chịu lệ phí trước bạ mà chỉ phát sinh thuế xây dựng cơ bản.

>>> Xem thêm: Cảnh giác với bẫy ‘cò’ khi bán nhà quận Long Biên: Tránh rủi ro vì ham mua đất rẻ.

Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công
  • Các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa bao gồm chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có) và đơn vị thiết kế công trình. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình xây dựng.
  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục hoàn công

Đơn xin hoàn công nhà ở cần phải làm theo mẫu được Bộ Xây dựng cấp. Bản vẽ sẽ phải mô tả rõ hiện trạng công trình nhà ở, phải thể hiện được chính xác kích thước, vị trí, thiết bị và vật liệu của nhà ở. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hợp đồng xây dựng nếu phải ký kết hợp đồng.


Chủ nhà xin hoàn công cần phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể căn cứ theo Thông tư 05/2015/TT-BTC như sau:
  • Giấy phép xây dựng.
  • Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
>>> Xem thêm: Những trường hợp nào văn phòng công chứng Hà Nội được phép công chứng tại nhà?

Hoàn công nhà xây sai phép

Nhà xây dựng sai phép là nhà đã có giấy phép xây dựng công trình nhưng xây dựng không đúng với phần đã nêu trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng và chưa được Nhà nước công nhận có thể bị cưỡng chế phải dỡ bỏ phần xây dựng sai phép. Công trình xây dựng sai phép có thể được hoàn công nếu trả lại hiện trạng theo đúng giấy phép xây dựng.

Trong trường hợp muốn xử lý xây dựng công trình sai phép để được hoàn công, bạn phải gửi đơn lên UBND cấp huyện, nhờ cơ quan này xác nhận cho bạn phần công trình xây dựng trái phép đó, đảm bảo phần xây dựng sai phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hoàn thành thủ tục hoàn công một cách suôn sẻ hơn để tránh những rắc rối không đáng có sau này nếu công trình chưa được thừa nhận về mặt pháp lý do thiếu thủ tục hoàn công.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hoàn công là gì? Đối tượng, thủ tục, chi phí hoàn công ra sao? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Bên trên