X
Xoanvpccnh165
Gần đây xuất hiện nhiều nguồn thông tin cho rằng phải ghi mã số thuế hoặc số định danh (số Căn cước công dân) của người mua trên hóa đơn điện tử từ 01/6/2025 khiến không ít chủ hộ kinh doanh, người làm kế toán trong doanh nghiệp lúng túng.
Những ngành nghề như quán ăn, spa, karaoke, nhà thuốc... phục vụ số lượng khách lẻ lớn mỗi ngày. Làm sao có thể đòi hỏi từng khách phải đưa số Căn cước hay mã số thuế khi họ không có nhu cầu lấy hóa đơn, để người bán ghi vào hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?
>>> Xem thêm: Làm thế nào để lựa chọn văn phòng công chứng uy tín?
Theo quy định về nội dung hóa đơn tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025) thì không phải mọi trường hợp đều phải ghi đầy đủ mã số thuế hoặc số Căn cước người mua trên hóa đơn điện tử.
Cụ thể, các trường hợp phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách hoặc số định danh cá nhân của người mua quy định như sau:
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Trường hợp người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách thì tên, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách thể hiện trên hóa đơn phải ghi mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng:
“Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố’’ thành “TP” , “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”...
Phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
- Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Trường hợp người mua cung cấp mã số thuế, số định danh cá nhân thì trên hóa đơn phải thể hiện mã số thuế, số định danh cá nhân.
Như vây, nếu bên mua là doanh nghiệp, đơn vị có mã số thuế thì phải ghi đầy đủ mã số thuế. Nếu bên mua là cá nhân mà không có, không cung cấp mã số thuế, số Căn cước thì không nhất thiết phải ghi các thông tin này trên hóa đơn.
>>> Xem thêm: Các bước cơ bản trong trình tự cấp sổ đỏ lần đầu.
Các trường hợp không cần ghi đủ thông tin người mua trên hóa đơn
Khoản 14 Điều 10 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP hướng dẫn ghi hóa đơn cho khách lẻ trong các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng như sau:
- Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký số của người mua.
- Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua.
- Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
- Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.
- Đối với hóa đơn điện tử hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua.
>>> Xem thêm: Quy trình dịch thuật công chứng nhanh, đảm bảo tính pháp lý
Trên đây là thông tin về: Có đúng phải ghi mã số thuế hoặc CCCD người mua trên hóa đơn điện tử từ 01/6? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Những ngành nghề như quán ăn, spa, karaoke, nhà thuốc... phục vụ số lượng khách lẻ lớn mỗi ngày. Làm sao có thể đòi hỏi từng khách phải đưa số Căn cước hay mã số thuế khi họ không có nhu cầu lấy hóa đơn, để người bán ghi vào hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?
>>> Xem thêm: Làm thế nào để lựa chọn văn phòng công chứng uy tín?
Theo quy định về nội dung hóa đơn tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025) thì không phải mọi trường hợp đều phải ghi đầy đủ mã số thuế hoặc số Căn cước người mua trên hóa đơn điện tử.

Cụ thể, các trường hợp phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách hoặc số định danh cá nhân của người mua quy định như sau:
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Trường hợp người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách thì tên, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách thể hiện trên hóa đơn phải ghi mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng:
“Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố’’ thành “TP” , “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”...
Phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
- Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Trường hợp người mua cung cấp mã số thuế, số định danh cá nhân thì trên hóa đơn phải thể hiện mã số thuế, số định danh cá nhân.
Như vây, nếu bên mua là doanh nghiệp, đơn vị có mã số thuế thì phải ghi đầy đủ mã số thuế. Nếu bên mua là cá nhân mà không có, không cung cấp mã số thuế, số Căn cước thì không nhất thiết phải ghi các thông tin này trên hóa đơn.
>>> Xem thêm: Các bước cơ bản trong trình tự cấp sổ đỏ lần đầu.
Các trường hợp không cần ghi đủ thông tin người mua trên hóa đơn

Khoản 14 Điều 10 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP hướng dẫn ghi hóa đơn cho khách lẻ trong các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng như sau:
- Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký số của người mua.
- Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua.
- Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
- Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.
- Đối với hóa đơn điện tử hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua.
>>> Xem thêm: Quy trình dịch thuật công chứng nhanh, đảm bảo tính pháp lý
Trên đây là thông tin về: Có đúng phải ghi mã số thuế hoặc CCCD người mua trên hóa đơn điện tử từ 01/6? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Last edited: