Có gì mới?

Toàn tỉnh Cách chữa gà bị khò khè bằng nguyên liệu tự nhiên dễ tìm

V

vh79

ga-bi-kho-khe.jpg
Cách chữa gà bị khò khè dân gian rất đơn giản, chỉ cần sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm. Chính vì vậy, bạn có thể thử các phương pháp cổ truyền này ngay khi gà có những triệu chứng nhẹ của bệnh hen. Thậm chí, đây còn là cách để phòng bệnh gia cầm lây lan qua đường không khí.
1. Gà bị khò khè do đâu?
Trước khi tìm hiểu cách chữa gà bị khò khè dân gian, bạn nên nắm rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này để có phương pháp chữa trị phù hợp cho gà. Cụ thể:
1.1. Thể chất của gà chọi
Tình trạng suy giảm hệ miễn dịch khiến gà dễ nhiễm bệnh, bạn có thể thấy rõ nhất ảnh hưởng yếu tố này ở gà chọi sau các trận “đại chiến”. Một số bệnh gà dễ bị mắc phải khi thể trạng yếu là Gumboro, Newcastle, tụ huyết gà,...
1.2. Môi trường nuôi nhốt bẩn
Một yếu tố khác gây ra bệnh khò khè ở loài gia cầm này là môi trường chăn nuôi mất vệ sinh. Điều đó tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, trở thành nguyên nhân gây bệnh cho gà.
1.3. Lây lan từ những cá thể khác
Việc chú ý đến biểu hiện bất thường của các cá thể khác trong cùng môi trường nuôi nhốt rất quan trọng. Nếu bạn không có biện pháp cách ly, những cá thể này có thể khiến bệnh lây lan đến cả đàn gà, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
1.4. Sau khi tham gia thi đấu
Đối với gà chọi, sư kê cần có ý thức lau người, xoa bóp, chữa trị và bồi bổ cho gà để tránh các nguy cơ mắc bệnh. Sức đề kháng của gà sẽ bị suy giảm sau các trận “đại chiến” nên cần được chăm sóc kỹ.
2. Dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè
Nắm được những dấu hiệu của bệnh, người nuôi sẽ xác định được cách chữa gà bị khò khè dân gian hợp lý. Cụ thể:
2.1. Gà khó thở
Vào giai đoạn đầu của bệnh hen gà, việc hít thở của gà trở nên khó khăn hơn do hình thành nhiều chất nhầy ở cổ họng, gây cản trở không khí đi vào cơ thể. Điều này sẽ khó khăn để phát hiện vì đờm ở sâu trong miệng gà. Tuy nhiên bạn có thể phát hiện qua dấu hiệu gà cố gắng dùng sức hít thở mạnh.
2.2. Gà bị khò khè
Chất nhầy sinh ra nhiều cản trở không khí vào phổi gà, khiến gà phát ra tiếng khò khè đặc trưng. Nếu âm thanh khò khè càng nặng, điều đó đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đang ngày càng phát triển.
2.3. Vẩy mỏ liên tục
Một trong những triệu chứng đặc trưng của cá thể nhiễm bệnh là vẩy mỏ liên tục. Do cổ họng bị ngứa, đau rát nên gà thường lắc mỏ để thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bệnh hen gà có thể khiến các cá thể ủ rũ, bỏ ăn và ít vận động. Đôi khi, gà có thể kèm theo tiêu chảy, đi ngoài ra phân xanh - trắng.
3. Cách chữa gà bị khò khè dân gian
Cách chữa gà bị khò khè dân gian được áp dụng và truyền lại từ nhiều đời, trước khi các loại thuốc Tây xuất hiện. Chỉ với nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể dễ dàng chữa trị bệnh hen gà một cách dứt điểm. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:
  • Dùng gừng tươi: Người chăn nuôi giã vài nhánh gừng, sau đó chắt lấy nước nhỏ vào nước uống hàng ngày của gà. Áp dụng liên tục 2 - 3 ngày, bạn có thể thấy tình trạng gà khò khè thuyên giảm rõ rệt.
  • Dùng tỏi: Bạn ngâm khoảng 100gr tỏi với 10 lít nước trong 30 phút. Dùng nước tỏi ngâm đó cho gà uống hàng ngày và trộn tỏi với thức ăn của gà. Lưu ý, bạn cần thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng gà khò khè cải thiện.
  • Dùng lá trầu không: Bạn giã nát hỗn hợp trầu không và muối trắng, sau đó chắt lấy nước cốt pha cùng nước uống hàng ngày của gà.
Nhìn chung, các cách chữa gà bị khò khè dân gian rất hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian, chi phí. Chính vì vậy, bạn có thể áp dụng khi gà có những triệu chứng nhẹ hoặc cho cả đàn uống thường xuyên như một bài thuốc phòng bệnh.
4. Mẹo phòng bệnh gà bị khò khè
Để đảm bảo sức khoẻ của đàn gà, ngoài cách chữa gà bị khò khè dân gian, bạn cũng nên nắm được những mẹo phòng bệnh dưới đây cho đàn gà của mình:
  • Bổ sung kháng sinh: Điểm mấu chốt khiến gà bị bệnh là do sức đề kháng của gà bị suy giảm, đặc biệt là những ngày rét buốt hoặc nóng đỉnh điểm. Việc bổ sung vitamin, chất điện giải,... giúp gà tránh được các bệnh gia cầm hiệu quả.
  • Vệ sinh chuồng trại: Môi trường nuôi nhốt sạch sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi nảy nở, giảm khả năng gây bệnh cho gà.
  • Cách ly cá thể mang bệnh: Đây là yếu tố tiên quyết để phòng bệnh hiệu quả, tránh lây lan vi khuẩn đến các cá thể gà khoẻ mạnh. Xác định nguồn bệnh giúp người chăn nuôi quan sát triệu chứng nhằm đưa ra cách chữa trị hiệu quả.
  • Tiêm vacxin cho gà mới nở: Bệnh gia cầm không chỉ gây bệnh cho gà mà còn có trở thành mầm bệnh cúm ở người. Hơn nữa, chúng rất dễ lây lan nên việc tiêm vacxin phòng bệnh là điều cần thiết.
 

Bên trên